Thế giới tự nhiên

Giải Nobel Vật lý 2011 cuối cùng đã được trao cho ba nhà vật lý hàng đầu trong hướng nghiên cứu các Supernova.

Sự lựa chọn của giải năm nay như một cách cổ vũ của hội đồng giải thưởng cho các cố gắng chứng minh rằng vũ trụ của chúng ta không cô đơn, không biệt lập hoặc ít ra cũng không hữu hạn và tĩnh tại.

Là một phần rất nhỏ bé của vũ trụ, hệ mặt trời của chúng ta là hệ. Tuổi của nó được tính từ thời điểm hình thành đến nay cũng đã hơn 4,5 tỷ năm rồi.

Các hợp chất hữu cơ đặc biệt chỉ có trên trái đất. Hơn 3 tỷ năm trước, trong điều kiện thuận lợi của sinh quyển dường như có một không hai trong vũ trụ, chúng kết hợp một cách diệu kỳ và tạo nên những tế bào sống đầu tiên.

Loài người hiện nay, chỉ là một trong ít nhất 5 triệu loài sinh vật mà sự sống đang trải đều trên trái đất, chủ yếu ở bề mặt rộng hơn 500 triệu km vuông. Số lượng cá thể của loài người cũng chưa tới 7 tỷ người, con số lép vế với rất, rất nhiều loài khác.

Nhìn từ vũ trụ, con người, trái đất và hệ mặt trời thật là bé nhỏ. Tuổi thọ, sự tồn tại của trái đất và sự sống mà nó mang theo chắc chắn cũng rất mong manh.

Bất kể hiện thực đó, chúng ta, mỗi người đều dường như hàng ngày hàng giờ chỉ bận rộn với thế giới bé nhỏ ở quanh mình.

Từ triết học, văn thơ, gia đình, tình yêu và sinh sản… đến nhà nước, cộng đồng, chính trị, tham nhũng và chiến tranh.

Có phải chăng tất cả mọi cố gắng của loài người chúng ta đều quá thể là nhỏ bé?

Từ những cố gắng vượt lên, chinh phục và bắt người khác làm nô lệ, cố gắng làm ra, chiếm đoạt hoặc mua lấy các tiện nghi, cố gắng chống đỡ với bệnh tật và thiên tai, cố gắng hiểu biết thật nhiều về bản thân cơ thể mình, đến những cố gắng hiểu, chứng minh và nhìn xa ra vũ trụ…

Có thể nào bản thân giải Nobel danh giá, bản thân sự say mê của các nhà Vật lý đều là rất nhỏ bé hay không?