Quốc gia cổ xưa nhất

“Три дня в Карликании“  – Владимир Артурович Левшин

Bản dịch của Phan Tất Đắc – NXB Văn hóa Thông tin 2001 

“Ba ngày ở nước Tí hon”  – Ngày thứ nhất

QUỐC GIA CỔ XƯA NHẤT

Chúng ta đã biết nhiều quốc gia cổ: Ấn độ, Ai cập, Babilon, Atxiri, Hy lạp … Chúng ta còn biết mỗi quốc gia ấy xuất hiện vào thời nào nữa. Thế nhưng, quốc gia Số học ra đời vào lúc nào thì không ai biết cả. Tuy vậy, cũng có thể kết luận đó là một quốc gia rất cổ, bởi vì ở Babilon, cũng như ở Ai cập, Hy lạp, La mã, Nga và ở tất cả các quốc gia cổ khác đều thấy người ta nhắc đến quốc gia Số học cả. Như vậy là quốc gia Số học cổ hơn hết mọi quốc gia.

Phải chăng người sáng lập nên quốc gia ấy là một người cổ xưa nhất trên trái đất. Không có ai cổ hơn thế nữa? Phải chăng người ấy đã ban hành sắc lệnh thành lập quốc gia Số học? Hay là người ấy đã dùng sức mạnh chiếm đoạt một nước nào đó rồi đặt tên theo ý mình?

Không, không phải như vậy, sắc luật thì dĩ nhiên người thượng cổ không biết cách viết rồi, bởi vì nói chúng người ấy làm gì đã biết viết kia chứ, mà quốc gia thì thời đó cũng chưa có.

Người thượng cổ ấy có một vợ và hai con. Một hôm người ấy đi săn và giết được một chú lợn rừng thượng cổ. Gã hì hục vác con thú về nhà. Và bây giờ, gã làm gì đây với chiến lợi phẩm mang về? Dĩ nhiên là gã chia con thú làm bốn phần: Phần vợ, phần con trai, phần con gái và phần mình.

Thế là một phép tính số học là phép chia ra đời. Con người cổ đại đã đặt viên đá đầu tiên cho quốc gia Số học như thế đấy!

Rồi sau đó thì sao? Trẻ con đứa nào chẳng thích ăn. Cần phải dự trữ thức ăn cho chúng. Người thượng cổ bắt đầu năng đi săn thú hơn trước và đem tích góp những con mồi săn được vào trong hang.

Các em hiểu gã đã làm gì chứ? Gã cộng đấy!

Mùa thu đến, phải hái thật nhiều quả hồ đào và dâu tây. Chẳng là trẻ con thích của ngọt mà. Cơ ngơi của người thượng cổ cứ nhân mãi lên.

Và khi các con trưởng thành thì chúng xây dựng gia đình với con cái của một người thượng cổ khác. Phải lập cơ ngơi riêng cho chúng. Thế là cha mẹ chẳng tiếc lấy bớt ra từ phần của cải của mình những bộ lông thú đẹp nhất, những quả hồ đào mập nhất và nhường cho con. Ví thử trước đây cả nhà có ba chục quả hồ đào, sau ngày cưới chỉ còn lại mười tám quả. Thế tức là cha mẹ đã nhường cho con mười hai quả.

Đó chẳng phải là phép trừ, một phép tính thông thường nhất sao?

Nhưng người thượng cổ còn chưa biết các phép tính số học là gì. Nói chung, họ cũng không biết Số học là gì nữa kia. Dĩ nhiên đó là chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Ta chỉ có thể phỏng đoán mọi việc đã xảy ra như thế nào thôi. Người trên trái đất mỗi ngày một nhiều thêm, cơ ngơi của họ cũng tăng lên. Những việc chia, cộng, trừ, nhân càng ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

Và một số người thượng cổ xấu bụng đã lợi dụng tình hình đó.

Một người thượng cổ thuộc loại xấu bụng bảo một người thượng cổ khác:

 – Này, ông bạn! Ông đánh lừa tôi rồi. Ông hứa đưa cho tôi mười cái chân giò. Hôm qua ông đưa bốn cái, hôm nay ông đưa năm cái, thế mà ông lại bảo là xong. Còn một cái chân giò nữa đâu? Người thượng cổ kia là một người tốt bụng bèn trả lời:

– Ông nói sai rồi, ông bạn ạ. Hôm qua tôi đưa ông năm cái chân giò chứ không phải bốn. Ông quên đấy.

– Không, chính mày quên! – gã bất lương phản đối. – Từ nay tao chẳng bạn bè gì với mày nữa. Tao phang cho mày một hèo chết tươi bây giờ!

Dĩ nhiên, chuyện xô xát này sẽ chẳng xảy ra nếu người tốt bụng ghi lại số chân giò đã đưa cho người xấu bụng kia. Nhưng ông ta đã không làm thế vì ông ta không biết viết các chữ số.

Thế là những người thượng cổ lương thiện đã nghĩ ra một cách: Cứ mỗi lần nhận được hay nhượng lại một cái chân giò thì lại nhặt một viên đá cất vào một chỗ chắc chắn. Bây giờ thì không còn ai dám bảo ông ta đã đưa bốn cái chân giò chứ không phải năm.

Và người cổ đại bắt đầu làm như thế. Nhưng rồi cũng lại bị nhầm lẫn. Với chân giò thì làm thế được vì số chân giò không nhiều lắm. Nhưng dùng cách này để đếm quả hồ đào hay quả dâu thì bất tiện lắm. Phải khuân bao nhiêu đá cho đủ.

– Ta nghĩ ra rồi! – Một vài người nảy ra sáng kiến – ta sẽ không dùng đá nữa. Cứ mỗi quả hồ đào hay mỗi cái chân giò ta sẽ lấy dao vạch vào tường vách một vạch. Đếm vạch là đủ biết có bao nhiêu.

– Các ông bảo sao? Một số người khác phản đối. – Các ông sẽ vạch nát hang mất thôi. Đến thế cũng quá tội. Phải nghĩ cách gì khôn ngoan hơn và cũng đơn giản hơn kia.

Nói “đơn giản hơn” thì dễ. Nhưng đó là một bài toán không đơn giản! Đã phải mất bao nhiêu thời gian trôi qua trước khi loài người nghĩ ra cách giải bài toán này, trước khi các chữ số, những “sinh vật” khác thường, mới mẻ ra đời.

Các chữ số này chẳng giống những chữ số mà các em biết mấy tí. Chuyện này rồi anh sẽ kể cho các em nghe. Còn bây giờ thì … chúng mình đang ở Arabenla, ta hãy nói chuyện với nhau về những chứ số đang sinh sôi ở thành phố này.

Các chữ số ở đây do người Ấn độ cổ đại phát minh ra cho nên đáng lẽ phải gọi chúng là chữ số Ấn độ mới đúng. Nhưng thời bấy giờ chưa ai biết đến sáng kiến đó của người Ấn độ. Về sau, khi Ấn độ bị người Ả rập chinh phục. Họ tàn phá các thành phố, cướp đi nhiều báu vật. Chữ số cũng bị đem theo cùng với các báu vật. Thành ra chúng ta biết đến phát minh của người Ấn độ qua người Ả rập.

Và chúng ta đã gọi các chữ số này là chữ số Ả rập.

Thời cổ có chín chữ số cả thảy: 1,2,3,4,5,6,7,8,9. Chúng chúng đã sáng lập lên quốc gia này.

Và thủ đô của quốc gia ấy lấy tên là Arabenla.

Bây giờ chắc các em đã rõ, chúng ta đang ở thăm một đất nước như thế nào chứ?

– Kìa, có ai mở cổng vườn. Có lẽ chúng ta phải xin lỗi họ vì đã tự tiện đột nhập vào vườn của họ.

Arabenla

“Три дня в Карликании“  – Владимир Артурович Левшин

Bản dịch của Phan Tất Đắc – NXB Văn hóa Thông tin 2001 

“Ba ngày ở nước Tí hon”  – Ngày thứ nhất

Arabenla

Ở chính giữa Quảng trường Số sừng sững một tòa nhà kính nguy nga, trên đỉnh tháp cao lấp lánh dòng chữ ngũ sắc:

THỦ ĐÔ NƯỚC TÍ HON: A – RA – BEN – LA

Chúng tôi lặng lẽ bước vào Phố 8. Ở đây san sát một kiểu nhà tám tầng giống hệt nhau. Nhà nào cũng có tám cửa sổ. Và bạn hãy thử tưởng tượng xem, tất cả các nhà trong phố này đều đồng loạt mang số 8 cả mới kỳ chứ!

Ta nhi a là người đầu tiên phá tan sự yên lặng.

–       Nhà nào cũng tuyền một số thì người đưa thư xoay xở ra sao nhỉ?

Được dịp mở miệng, Xê va khoái quá toan phát biểu thì bỗng có tiếng hát vọng ra từ khung cửa một căn nhà nào. Có lẽ là tiếng hát ru con của một bà mẹ:

Ngủ đi con, ngủ đi con

Bé Số Không của mẹ

Sắp sang một ngày mới rồi

Bảy giờ bảy phút

Có là bao.

Mười bốn chú mèo con đang ngủ

Bốn chục gã chuột nhắt cũng đang ngủ

Ngay cả bác voi nặng trăm yến

Cũng đang ngủ giấc nồng thứ một trăm linh chín.

 

Ngủ đi con, ngủ đi con

Bé Số Không của mẹ

Sắp sang một ngày mới rồi

Bảy giờ sáu phút

Có là bao.

Muốn mỗi năm một khôn lớn

Đừng bao giờ con leo lên phía trước

Cứ khiêm tốn nhũn nhặn

Con sẽ lớn gấp mười

 

Ngủ đi con, ngủ đi con

Bé Số Không của mẹ

Sắp sang một ngày mới rồi

Bày giờ năm phút

Có là bao

 

Tiếng hát im bặt. Nghe thấy một tiếng vỗ nhẹ, rồi tiếng bà mẹ nói:

Ngủ đi, hư lắm! Chỉ còn bày giờ bốn phút rưỡi nữa là sang một ngày mới. Con không ngủ đi thì con sẽ là số không suốt đời đấy. Ngủ đi! Mẹ bảo con thế nào?!

Chúng tôi rón rén đi tiếp và rẽ vào một ngõ cụt, tận cùng là một cái khi lớn. Xê va liền đọc ngay tấm biển: KHO – NGƯỜI TÍ HON, HÃY XẾP MỌI THỨ VÀO ĐÂY!

Tuy ở A ra ben la đang là đêm nhưng từ trong kho vẫn vọng ra tiếng ồn ào, rậm rịch.

Có tiếng la hét, cãi cọ và tiếng vận chuyển những vật gì cồng kềnh lắm.

Chúng tôi lại gần và lắng tai nghe.

–       Sao mày lại xếp cam vào đây, con bé kia! – Một giọng nói ồm ồm tỏ ra bực dọc. – Mày không thấy ở đây xếp bóng điện ư? Bóng điện phải xếp với bóng điện, cam phải xếp với cam chứ. Nếu không cộng lại sẽ được “đầu bóng điện, đuôi cam” à! Cô giáo dạy mày thế nào? Biết ngay mày lại là Số Hai quèn mà. Phải, phải, Số Hai không hơn được! Chưa chừng ngày mai mày lại xếp nhái với cò cũng nên, vì thế là đi đời nhà nhái – cò nó sẽ lẩm hết nhái còn gì!

–       Thế tại sao chính bác lại cộng bánh mì với giăm bông nào? – Một giong thanh thanh phản đối lại.

–       Mày mới ngốc làm sao chứ! – Giọng ồm ồm tức giận. – Tao có cộng hai thứ này đâu. Tao làm món bánh mì kẹp giăm bông đấy chứ. Đó là chuyện khác! Bánh mì kẹp giăm bông  thì thật là ngon! À, mà mày lại dám dạy tao hả? Chờ bao giờ bằng tuổi tao hãy dạy người khác. Còn tao thì tự tao cũng hiểu được phải làm thế nào, phải ăn giăm bông với cái gì chứ.

–       Hì hì hì! – Cô bé cười rộ. – Chẳng qua bác là kẻ phàm ăn!

–       Còn mày thì dốt đặc cán mai! – Giọng ồm ồm phẫn nộ. – Cút đi, không mai tao lại mách cô giáo hết mọi chuyện cho mà xem.

Không nán được chờ gặp hai người tranh cãi trong kho, chúng tổi rảo cẳng ra khỏi ngõ cụt. Xê va nói:

–       Nào, bây giờ có lẽ mình đã hiểu được nước Tí Hon là thế nào rồi. Là nước Số Học đấy!

–       Úi chà! Cậu mới chỉ đoán mò thế thôi chứ gì? – Ta nhi a nói khích. – Hôm qua chính cậu đã chẳng cộng quýt với công tắc điện là gì?

Chúng tôi trở lại Quảng trường Số. Trời đã rạng. Cửa sổ các nhà mở dần, ngoài phố bắt đầu lẻ tẻ có người qua lại.

Một ngày mới bắt đầu ở A ra ben la

Dân trong thành phố chưa ai nhìn thấy chúng tôi. Chúng tôi nấp trong một khu vườn nhỏ. Và tôi bắt đầu kể cho các bạn đường của tôi nghe vê nguồn gốc quốc gia này.

Tiếng Nga

Thật thú vị khi bắt gặp trên mạng những người bạn có cùng suy nghĩ. Mời các bạn thưởng thức bản tiếng Nga và bản dịch những trang đầu của chủ nhân blog:

http://my.opera.com/cuongnq/blog/ba-ngay-o-nuoc-ti-hon

BA NGÀY Ở NƯỚC TÍ HON

Sunday, April 17, 2011 3:47:53 PM

Vladimir Arturovich Levshin
BA NGÀY Ở NƯỚC TÍ HON
Toán học dành cho trẻ em, Văn học thiếu nhi, Moscow, 1967
 

Chú thích

Đây là cuốn sách đầu tiên trong một loạt sách đáng chú ý về Nulika, Tanya, Oleg và Seva. Với những ai chưa bao giờ nghe nói về những cuốn sách của Vladimir Arturovich Levshin, xin được nói rằng đó là những cuốn sách ông viết (đôi khi cùng với Em. Alexandrova) theo lối kết hợp giữa văn học phiêu lưu và sách giáo khoa. Nếu bạn muốn đánh thức sự quan tâm của con em mình đối với toán học, hình học, thiên văn học thì hãy cho cháu đọc những cuốn sách này, trong đó loạt sách về Nulika là hấp dẫn nhất.

Đi nào!

– Ai trong số các cháu đã từng ở nước Tí hon nào ? – Tôi hỏi.  Bọn trẻ nhìn nhau ngạc nhiên.
– Nước Tí hon là gì?
– Ai sống ở đó …?
Tôi giơ tay – bọn trẻ dừng lại.
– Vậy là không ai trong số các cháu đã từng ở nước Tí hon. Tiếc thật. Tí hon là một đất nước rất thú vị. Chú đã từng đi khắp đất nước này, làm bạn với tất cả các cư dân ở đó và liên tục trao đổi thư từ với họ.
Bọn trẻ há hốc miệng lắng nghe.
– Có cháu nào muốn đi với chú đến nước Tí hon không ? – tôi hỏi.
– Có, có, cháu muốn!
– Chú dẫn bọn cháu đi đi!
– Ừ, chú sẽ dẫn bọn cháu đi. – Tôi trả lời.
– Ngay bây giờ chứ chú?
– Có thể đi bây giờ. Nhưng chuyến đi sẽ rất khó khăn đấy nhé.
– Tốt hơn hết là ngay bây giờ cháu sẽ thu xếp ba lô: một bàn chải đánh răng này, một chiếc khăn này… Nhìn chung là giống như trong các chuyến đi du lịch đúng không chú?
– Không, không cần – Tôi trả lời. – Không cần xà phòng, không cần bàn chải đánh răng. Tý hon là một đất nước rất đặc biệt, ở đó không có nước.
– Thế làm thế nào để rửa mặt được chú? – Tanya dang rộng đôi tay. – Đành ở bẩn ạ?
– Không phải vậy, đó là vì – tôi đáp – cư dân ở nước Tý hon rửa mặt bằng… tẩy, loại tẩy học sinh bình thường ấy.
Bọn trẻ cười rộ.
– Cháu sẽ thử xem sao – Seva nói.
– Thế tên của những người kỳ lạ đó là gì chú?
– Nếu họ sống ở nước tý hon thì họ tất nhiên là người tí hon rồi, – tôi trả lời.
– Thôi được, – Tanya chưa chịu – cứ cho là người tí hon rửa mặt bằng tẩy đi. Tạm cho là như vậy. Thế thì họ uống bằng gì nếu họ không có nước?
– Có lẽ là cà phê hay ca cao chăng. – Seba đoán.
– Thế mà cũng nói – ca cao! – Tanya trả lời. – Ca cao mà không có nước thì pha sao được.
– Tớ biết! – Seva vui mừng. – Họ uống nước ép cà rốt.
– Tớ không thích nước ép cà rốt – Tanya cau mày. – Nước nho ngon hơn.Người tí hon uống nước nho.
– Không phải – tôi xen vào – các cháu sẽ không bao giờ nghĩ ra được người tí hon uống gì thay nước đâu.
– Mực! – Seva thốt lên và phát sợ về sự dí dỏm của chính mình. Tất cả lại cười rộ lên một lần nữa.
– Nhưng cháu đoán đúng đây – tôi nói – Người tí hon uống mực thật mà !
– Mực xanh hay mực đỏ hả chú ? – Seva nghiêm trang hỏi, trong bụng thầm đắc chí với những tiếng cười vừa rồi.
– Cả mực xanh, cả mực đỏ, cả mực vàng, cả mực tím. Còn nếu không có mực thì người tí hon có thể uống sơn.
– Sao lại thế được ? – Tanya băn khoăn – Không có nước thì ngay cả mực cũng không pha được.
– Mực là sản phẩm hoàn chỉnh chuyển từ nước khác tới – Tôi trả lời.
– Từ nước Mực – Seva đắc thắng kêu lên.
– Thôi làm ơn bỏ sự ngốc nghếch của cậu ở nhà cho tớ nhờ – Tanya chặn cậu ta lại – ở nước Tí hon người ta không thích vậy đâu.
Vậy là chúng tôi lên đường.
Đi cùng tôi có ba đứa trẻ: Tanya, Seva và Oleg.
Oleg – như bạn có thể đã nhận thấy – suốt thời gian vừa rồi không nói một câu. Cậu ta rất ít lời, nhưng khi đã nói gì thì nói rất chính xác và rất đúng. Vì vậy mà cậu được gọi là “Oleg thông minh”.
Ngược lại Seva thì không bao giờ yên lặng, kể cả khi có một mình. Cậu đọc to các biển báo giao thông trên phố, nói chuyện với những con chó gặp trên đường và nói chuyện với chính mình, vì vậy mà hay bị Tanya quở trách. Còn Tanya là học sinh giỏi nhất lớp nên cô thường hơi kiêu tí chút.

Arabella

Chúng tôi vào tới thành phố mà không ai biết.
Đó là một thành phố xinh đẹp lạ thường. Ở trung tâm thành phố là một quảng trường hình tròn, từ đó tỏa ra chín con phố đánh số lần lượt “Phố số 1”, “Phố số 2” cho đến “Phố số 9”, còn bản thân quảng trường thì được gọi là “Quảng trường những con số”. Các đường phố nối với nhau nhiều lần bở các ngõ, do vậy từ phố nọ có thể đi qua phố kia mà không nhất thiết phải đi qua Quảng trường những con số. Các ngõ cũng có tên như “Phân số”, “Thập phân”, “Số thường”… Có cả một con đường tên là “Lặp” kéo dài ra ngoài thành phố và chạy mãi tới vô cùng. Một vài con đường cụt, ngoài ra thành phố có cả những đại lộ rộng rãi.
Ở trung tâm quảng trường những con số là một tòa nhà bằng kính khổng lồ, trên đỉnh tháp cao của tòa nhà đó ghi một dòng chữ rực rỡ lấp lánh như cầu vồng:

//– СТОЛИЦА КАРЛИКАНИИ АРАБЕЛЛА –// 

В путь!

   – Кто из вас был в Карликании? – спросил я.
   Ребята удивлённо переглянулись.
   – Что за Карликания?
   – Где она находится?
   – Кто там живёт?…
   Я поднял руку – ребята смолкли.
   – Значит, никто из вас не был в Карликании?… Жаль. Карликания очень интересная страна. Я исходил эту страну вдоль и поперёк, подружился со всеми её жителями и постоянно переписываюсь с ними.
   Ребята слушали с изумлением.
   – Хотите отправиться со мной в Карликанию? – спросил я.
   – Конечно, хотим!
   – Ведите нас в Карликанию!
   – И поведу, – ответил я.
   – Прямо сейчас?
   – Можно и сейчас. Только знайте, поход будет нелёгкий.
   – Тем лучше, – заявил Сева. – Я мигом соберу рюкзак: зубную щётку – раз, полотенце – два, кружку – три… В общем, всё, как в туристическом походе. Правильно?
   – Нет, неправильно, – ответил я. – Никакого мыла, никакой зубной щётки. Карликания совсем особенная страна. Там и воды-то нет.
   – Как же там моются? – развела руками Таня. – Неужели ходят грязными?
   – Нет, почему же, – возразил я, – жители Карликании моются… резинками, обыкновенными школьными резинками.
   Ребята засмеялись.
   – Надо будет попробовать, – сказал Сева.
   – А как зовут этих чудаков?
   – Раз они живут в Карликании, их и зовут карликанами, – ответил я.
   – Ну хорошо, – не унималась Таня, – пусть карликане умываются резинками. Пусть. А что же они пьют, если у них нет воды?
   – Наверное, кофе или какао, – заметил Сева.
   – Скажешь тоже – какао! – возразила Таня. – Какао без воды не сваришь.
   – Знаю! – обрадовался Сева. – Они пьют морковный сок.
   – Не люблю морковного сока, – поморщилась Таня. – Виноградный вкуснее. Карликане пьют виноградный.
   – Нет, ребята, – вмешался я, – вам ни за что не угадать, что пьют карликане вместо воды.
   – Чернила! – выпалил Сева и сам испугался собственного остроумия. Все опять засмеялись.
   – А ведь ты угадал, – сказал я. – Карликане в самом деле пьют чернила.
   – Синие или красные? – важно спросил Сева, довольный своим смехом.
   – И синие, и красные, – ответил я, – и зелёные, и фиолетовые. А если нет чернил, карликане пьют краску.
   – Как же так? – недоумевала Таня. – Ведь чернил тоже без воды не приготовишь.
   – Чернила им в готовом виде доставляют, – ответил я. – Из другой страны.
   – Из Чернилии! – победоносно добавил Сева.
   – Оставь свои глупости! – остановила его Таня. – В Карликании этого не любят.
   Так мы собрались в поход.
   Вместе со мной отправились трое: Таня, Сева и Олег.
   Олег, как вы уже заметили, за всё время не произнёс ни слова. Он очень молчалив. Зато уж если что-нибудь скажет, то всегда к месту и всегда правильно. Его так и прозвали – «Вещий Олег».
   А вот Сева – тот никогда не закрывает рта, даже когда бывает один. На улице вслух читает вывески, разговаривает со встречными собаками, а то и сам с собой, за что ему часто достаётся от Тани. Ведь Таня лучшая ученица в классе, поэтому она немножко важничает.

   Арабелла

   Мы вошли в город незамеченными.
   Это был необыкновенно красивый город. В центре его помещалась большая круглая площадь. От неё лучами расходились девять улиц.
   Улицы так и назывались: «Улица 1», «Улица 2» и так далее до «Улицы 9».
   А сама площадь называлась Числовой.
   Улицы пересекались множеством переулков и переулочков, так что можно было с одной улицы всегда попасть на другую, не выходя на Числовую площадь.
   У переулков тоже были свои названия: «Дробные», «Десятичные», «Обыкновенные»… Были даже какие-то «Периодические» – длинные-предлинные, уходившие далеко за город, куда-то на край света. Некоторые переулки заканчивались тупиками. Кроме того, город пересекали широкие проспекты, аллеи… В центре Числовой площади находилось огромное стеклянное здание, на высокой башне которого переливалась всеми цветами радуги светящаяся надпись:

//– СТОЛИЦА КАРЛИКАНИИ АРАБЕЛЛА –// 

Babilon

“Три дня в Карликании“  – Владимир Артурович Левшин

Bản dịch của Phan Tất Đắc – NXB Văn hóa Thông tin 2001 

“Ba ngày ở nước Tí hon”  – Ngày thứ hai

NHỮNG DI VẬT LÝ THÚ KHAI QUẬT ĐƯỢC

Đường đi không dễ dàng. Chốc chốc lại gặp những cái hố rộng hoác, bên cạnh chất đống những ván gỗ, những mô đất. Đâu đâu cũng thấy những người tí hon đang cần cù lao động như đàn kiến vậy. Họ vui vẻ đào đất, dường như đó không phải là một công việc nặng nhọc mà là một trò chơi thú vị. Đúng thế thật! Lẽ nào lại không vui khi khôi phục lại được cả một thời xa xưa của đất nước mình qua những di vật đã gỉ mục của tổ tiên vùi sâu trong lòng đất hàng nghìn năm!

Chúng tôi dừng chân bên một cái hố và tò mò quan sát họ làm việc. Đúng lúc ấy một người tí hon đứng tuổi vừa bới được những vật nho nhỏ từ một đống đất.

Tanhia reo lên:

–        Ôi! Những đồ nữ trang xinh đẹp quá! Chủ nhân của chúng chắc hẳn là một cô gái.

Người tí hon mỉm cười:

–        Cô bé nói sao ? Đồ nữ trang ư ? Thời xưa ở Ai cập người ta dùng những vật này để ghi lại lời nói đấy. Người ta gọi chúng là chữ tượng hình. Lúc đầy chữ tượng hình rất phức tạp. Về sau người ta đã lược bớt đi cho đơn giản nhưng số chữ thì ngày càng tăng thêm. Chu tượng hình cũng còn được dung để biểu diễn các số nữa.

–        Chà! – Xê- va gãi gãi gáy, vẻ đăm chiêu, – Giá cô giáo cũng dùng chữ tượng hình để cho điểm nhỉ! Mẹ sẽ chẳng tài nào đoán được bài vở mình bị điểm xấu!

–        Muốn thế thì chú bé phải sang Ai cập mới được – người tí hon mỉm cười. – Hoặc sang Nhật bản cũng được, – một người tí hon khác đứng cạnh nói thêm – ở đấy người ta vẫn dùng chữ tượng hình.

Nói xong người tí hon ấy viết cho chúng tôi xem những chữ tượng hình của người Nhật bản, biểu diễn mười số đầu tiên.

–        Những chữ tượng hình kỳ quặc nhất vẫn là ở Ai cập cổ đại, – người tí hon thứ nhất vừa nói vừa đưa cho chúng tôi xem một mảnh gì nho nhỏ.

Tanhia thích thú reo to:

–        Một con chim con!

–        Con chim này, ngày xưa người Ai cập dùng để chỉ một trăm nghìn. Còn cái tượng người này thì biểu diễn một triệu, – ông ta vừa nói vừa đưa chúng tôi xem một mảnh khác.

Xê va thở dài:

–        Sợ quá! Mình chẳng thiết làm học sinh Ai cập! Ngay chữ số Ả rập mà có lúc còn bí nữa là những chữ số này thì biết xoay xở ra sao.

Chúng tôi cảm ơn mấy người tí hon rồi đi tiếp sang một nhóm khảo cố khác.

Sắp đến nói thì Xê va vấp phải một vật gì bằng sắt. Cậu ta bới mảnh sắt lên, ngắm nghía, cứ như một nhà khảo cổ thực thụ ấy.

–        Các cậu xem nà, cái móc mới hay làm sao chứ !

Số Bốn liếc nhìn vật vừa bới được đó và nhã nhặn nói:

–        Không phải móc đâu, tít-lô đấy.

Xê-va vội cải chính hộ:

–        Bạn định nói hồng lô chứ gì. Trước cách mạng, Những người giàu như các quan lại vẫn được phông tước hồng lô đấy…

Số Bốn mỉm cười:

–        Cũng đại khái là như thế! Ngày xưa, khi người Xla-vơ đặt dấu Tít-lô lên trên một chữ thì chữ ấy biến thành một số .

Ô- lếch bèn nói:

–        Té ra Xê –va nói cũng có phần đúng. Người ta phong tước hồng lô cho các chữ. Nhưng chữ được phong tước không được trở thành quan mà lại biến thành số .

Nghe chúng tôi trao đổi, một người tí hon bèn nói:

–        Các bạn hãy xem cái bảng này. Trên bảng ghi những chữ cái Xla-vơ có dấu tít- lô ở bên trên. Dưới mỗi chữ cái đều có viết tên gọi của chữ số được nó biểu diễn.

–        Thế những số không viết ở đây thì thế nào? Ta-nhi –a vội hỏi. Ví dụ số mười chẳng hạn?

–        Mình biết, – Xê-va nói,  Viết số hai bên cạnh số mười. Như thế này này:

–        Phải viết ngược lại cơ, – Số Bốn phản đối, – Thoạt tiên hai rồi sau đó mới viết  mười. Và đọc hai với mười.

–        Viết những số nhỏ theo cách này cũng còn có thể dễ, Xê- va nói, – Nhưng những số thật lớn thì viết ra sao nhỉ?

–        Viết những số đó như thế này đây, – một người tí hon nói xen vào và đưa cho chúng tôi xem một số dấu hiệu giống nhau bằng đồng đã sạm đen:

–        Dấu hiệu này dung để biểu diễn một nghĩa. Đặt dấu hiệu này đằng trước một số nào đó thì số đó là số lần một nghìn. Ví dụ:  (..) là hai mươi, nhưng (..) lại là hai mươi nghìn cơ. Hai dấu hiệu này đặt cạnh nhau là một nghìn nghìn, tức là một triệu. Viết (..) là hai mươi triệu cơ đấy.

Số Bốn vội nói:

–        Nhưng phải nêu nên rằng ngày xưa người Xlavơ không biết những số lớn hơn một nghìn. Gặp một số hàng vạn thì họ cho đó là quá lớn và họ gọi là tơ-ma có nghĩa là vô vàn. Mãi về su người Xlavơ mới biết đếm đến hàng vạn. Đến một triệu là họ lại bắt đầu gọi là tơ- ma. Rồi về sau họ cũng đếm đến được một triệu triệu. Họ gọi số này là lê-ghi-ôn.

–        Thế tiếp nữa thì sao?

–        Tiếp nữa là một lê-ghi-ôn, lê-ghi-ôn họ gọi là lê-ô-đrơ.

–        Thế họ co biết lê-ô-đrơ lê-ô-đrơ không?

–        Có, họ gọi số này vô-rôn

–        Thế họ gọi vô-rôn  vô –rôn là gì?

–        Họ không có đến số này, – Số Bốn nói, – Họ bảo, nhiều hơn vô-rôn thì đầu óc rối tinh lên mất.

–        Như thế có nghĩa là tiếp nữa thì thôi chứ gì! Xê- va nói:

–        Không hẳn thế, – Cô bạn dẫn đường của chúng tôi trả lời. – Trong một số cách viết tay, người ta còn tìm thấy một số lớn hơn vô-rôn là mười vô- rôn, Số này gọi là cô-lốt. Và cũng ở trong cuốn sách chép tay này người ta đã ghi: “ Khôn có số nào lớn hơn thế nữa”.

–        Nghĩa là số cô-lốt làm cho họ thấy vấp ngã và chịu không đi tiếp được nữa chứ gì, – Xê-va kết luận.

–        Thế mà chúng tôi vẫn cứ đi tiếp đấy, – Số Bốn tủm tỉm cười.

Dọc đường chúng tôi còn gặp một chuyện bất ngờ rất thú vị nữa.

Ô-lếch đang đi thì bị tuột dây giầy. Cậu ta cúi xuống buộc lại thì bỗng thấy mình đang đứng trên một phiến đất sét. Cậu ta bèn cạo sạch lớp đất bám bên rên. Thế là mọi người đều trông thấy lộ ra trên mặt phiến đất sét vô số những vạch khắc hình nêm khá sâu.

Ô-lếch quả quyết nói:

–        Nhất định đây là một thứ chữ cổ.

–        Bạn nói không sai, Số Bốn trả lời, – Đấy là loại chữ hình nêm. Ở xứ Ba bi lon cổ đại người ta viết như thế đấy. Người Ba bi lon dùng que nhọn vạch chữ lên đất sét mềm rồi đem phơi nắng. Dùng que thì khó mà viết được những hình rắc rồi phức tạp. Cho nên chữ Ba bi lon chỉ gồm những nét hình nêm nho nhỏ mà thôi.

Xê va vội hỏi:

–        Thế người Ba bi lon có dùng chữ cái để viết các số không?

–        Không. – Số Bốn trả lời. – Người Ba bi lon không như người Xla vơ đâu. Học cũng có chữ số để viết các số.

Chữ số của họ trông giống như cái que đinh có một hình tam giác ở trên đầu.

–        Cũng có mũ hệt như cái đinh vậy!

–        Đúng thế, chữ số của họ giống như cái đinh, – Số Bốn đồng ý. – Có điều là đinh chỉ có một mũ còn chữ số thì có thể có nhiều mũ. Chín chữ số đầu tiên của họ viết như sau:

Tanhia thích thú reo to:

–        Trông kìa, số chín khiêng cả một quầy bán mũ kìa!

–        Số mũ đếm cũng dễ thôi, – Ô lếch nói.

–        Vì chưa nhiều hơn chín. Chứ nếu là bốn mươi cái hình tam giác thì đếm thế quái nào được, – Xê va trả lời.

–        Nhưng tại sao lại cần phải đếm đến bốn mươi tam giác? – Số Bốn ngạc nhiên. – Số mười đã có một dấu hiệu khác, đơn giản hơn cơ mà. Dấu hiệu ấy đây:

–        Muốn viết hai mươi thì vạch hai dấu ấy. Còn hai mươi bốn thì cũng viết như ta bây giờ: Thoạt tiên viết số chục rồi viết số đơn vị. Viết như thế này này:

–        Ừ, viết như thế này thì đơn giản hơn chữ tượng hinh, – Xê va thích thú nói.

–        Chẳng những đơn giản hơn mà còn giống cách viết các số của chúng ta nữa. Hàng đơn vị ở bên phải, rồi đến hàng chục, hàng trăm… Tóm lại, các chữ số đứng đúng vị trí chủa chúng như trong đội ngũ vậy. Cho nên cách số này gọi là cách viết theo vị trí.

–        Như thế nghĩa là chúng ta cũng viết theo vị trí chứ gì? – Ta nhi a hỏi.

–        Chính thế, – Số Bốn trả lời – Và cách viết này có nguồn gốc từ Babilon.

–        Mình hiểu rồi, – Xê va nói thêm, – cách đếm của chúng ta học theo cách của người Ba bi lon…

–        Không đúng đâu, – Số Bốn ngắt lời cậu ta, – Cách đến của chúng ta không phải là của người Babilon xưa. Chúng ta có cách đếm riêng của ta. Chúng ta đếm theo hệ thập phân, còn người Babilon đếm theo hệ lục thập phân!

–        Như thế nào nhỉ? – Xê va vội hỏi.

–        Thế này nhé: Chúng ta hãy lấy một số, ví dụ 3662 chẳng hạn. Trong đó hệ đếm của chúng ta chữ số hai biểu diễn thị số đơn vị, tiếp theo só chữ số 6 là chữ số chục, chữ số sáu tiếp theo nó là số trăm, cuối cùng chữ số ba là số nghìn.

Nghĩa là cũng có thể viết số này như sau:

3000 + 600 + 60 + 2 = 3662

Nhưng đối với người Babilon thì lại khác hẳn. Nếu như họ biết chữ số Ả rập thì họ sẽ viết con số trên như sau:

1 1 2

Theo hệ đếm của họ, chữ số hai ở hàng đầu tiên vẫn là số đơn vị giống như trong hệ đếm của ta. Nhưng chữ số 1 đứng bên trái số 2 này không phải số chục mà là số sáu chục – nó đứng ở hàng thứ hai. Còn chữ số 1 tiếp sau đứng ở hàng thứ 3 là 60×60 = 3600.  Nên nhớ, bắt buộc phải viết tách các hàng xa nhau một chút nếu không là dễ nhầm đấy.

Thành ra con số của chúng ta viết theo hệ Babilon sẽ được thể hiện như sau:

3600 + 60 + 2 = 3662

Đấy, người Babilon xưa đếm như thế đấy, – Số Bốn kết  thúc câu chuyện.

–        Ôi, sao mà khó thế! Cũng may bây giờ chẳng ai đếm theo kiểu ấy cả! Ta nhi a thốt lên.

–        Bạn lầm đấy, – Số Bốn cải chính. – Đôi khi … bạn cũng đếm theo kiểu này đấy.

–        Mình ấy à? Không bao giờ!

–        Tôi nhắc bạn nhé. Tôi xin hỏi bạn, một giờ có bao nhiêu phút?

–        Bao nhiêu phút ư, sáu mươi.

–        Được. Và một giờ có bao nhiêu giây?

–        Đợi mình một chút nhé. Sáu mươi nhân với sáu mươi… Ba nghìn sáu trăm.

Ta nhi a nhẩm tính.

–        Bạn xem. Bạn cũng chia giờ và phút thành sáu mươi phần chứ không ra mười phần đấy thôi! Nghĩa là các bạn cũng đếm theo hệ lục thập phân đấy!

Tanhia chỉ còn biết khoát tay:

–        Thế mà mình không biết hiện nay vẫn còn sót lại những cái từ thời Babilon cổ đại.

Số La mã

“Три дня в Карликании“  – Владимир Артурович Левшин

Bản dịch của Phan Tất Đắc – NXB Văn hóa Thông tin 2001 

“Ba ngày ở nước Tí hon”  – Ngày thứ hai

Cảnh điêu tàn của La Mã

 Chúng  tôi đi mãi ,đi mãi ,cuối cùng mới thấy La mã thấp thoáng trên một quả đồi .Bao quanh thành lũy cổ đã đổ nát gần hết .Hào sâu dưới chân lũy xưa từng đầy nước ,nay đã khô cạn và rậm rạm những lau cùng sậy .Chiếc  cầu ghỗ ọp ẹp đã được kéo dựng lên .Cái cổng xiêu vẹo khóa chặt .Một mụ sói già đang đứng canh cổng .

 

Số bốn dí dỏm nói :

–        Người dân La Mã ở đây quả quyết rằng mụ sói già này là chút chít của chính con sói xưa kia đã từng cho hai chú bé sinh đôi Rô-nong luyt và Rê-muýt bú mớm, là những người sáng lập nên thành La Mã cổ đại đấy.

–        Các bạn trông kìa, – Xê- va kêu to. – có một con ngỗng đậu trên đỉnh tháp.

–        Chắc hẳn đấy là chút chít của những con ngỗng xưa kia đã cứu thành La Mã?- Ta-nhi-a vừa đoán vừa chăm chú nhìn chiếc phong tiêu ngộ nghĩnh.

–        Sao ngỗng lại cứu được thành La Mã nhỉ, Xê- va thắc mắc.

–        Có gì đâu, – Ô-lếch trả lời. – Một lần quân thù thừa lúc đêm tối , mọi người đang ngủ say lẻn đến tấn công thì ngỗng đã kêu toáng lên, đánh thức các chiến binh dây kịp thời ứng chiến.

Chúng tôi thận trọng đến sát bờ hào. Thật thà mà nói, mụ sói già đã làm cho chúng tôi e ngại. Số Bốn thấy thế mỉm cười:   – Đừng sợ, đã lâu mụ ấy không động đến ai đâu.

Quả thực mụ sói già đang há hốc mõm… Ngáp dài. Chắc hẳn ở trong thành người ta đã trông thấy chúng tôi đến. Có một bộ mặt gầy guộc như que diêm ló qua một khe cửa rộng ở cánh cổng, sau đó lại nhiều que diêm khác ló ra theo.

Một lát, trên đỉnh tháp hiện ra một que diêm, tay cầm một cái ống gì dài dài. Que diêm đưa ống lên miệng và …bỗng thấy hai chú chuột nhắt hốt hoảng nhảy vọt ra khỏi ống. Nghe có những âm thanh khàn khàn như tiếng lừa kêu.

Thế rồi nhịp cầu treo được thả xuống rất chậm, phát ra tiếng cót két hệt như tiếng răng rắc ở các khớp xương ông già lâu ngày không cử  động.

Đồng thời từ phía sau cổng thành vọng ra một tiếng động kỳ lạ. Tựa như người ta đang dùng một chiếc chìa khóa khổng lồ cố mở ổ khóa đã gỉ két mà không được.

Nhưng những cái bản lề ọp ẹp không đủ sức chịu đựng; cánh cổng thành không mở mà đổ kềnh xuống đất. Nhìn vào trong thành, chúng tôi thấy một quảng trường rộng.

Trên các phiến đá, cỏ mọc, rêu phong. Một mùi ẩm mốc và hoang vu thoảng đưa đến chúng tôi.

Xê-va thở dài

–        Biết làm thế nào được, thời cổ mà.

Nhưng kìa, từ chỗ đường rẽ, một cỗ xe kỳ dị hiện ra, lọc cọc trên hai cái bánh khổng lồ xiêu vẹo. Kéo cỗ xe là bốn con ngựa hom hem, dở sống dở chết. Hai bên cỗ xe có một đoàn binh sĩ que diêm xếp hàng đi hộ vệ vị thủ lĩnh của họ. Đó là một ông già chống nạng. Đôi chân co quắp vì bệnh phong của ông ta chụm lại. Toàn thể cái hình thù kỳ dị ấy trông tựa như chữ ‘M” vậy.

Ông già nói với chúng tôi bằng tiếng La-tinh, bài nói dài và nghe có vẻ văn hoa lắm. Chúng tôi chỉ hiểu lõm bõm là họ có ý mời chúng tôi vào thăm thành phố.

Số Bốn bảo chúng tôi:

–        Các bạn vào nhé!. Tôi chờ các bạn ở đây

–        Sao, bạn bỏ chúng tôi ư ?- bọn trẻ buồn rầu nói

–        Tốt nhất là không nên vào, – Số Bốn giải thích, – Người  La Mã không thích dân A-ra-ben-la. Họ đang ghen tức với chúng tôi đấy. Chẳng là bây giờ loài người rất ít dùng chữ số La Mã, còn chúng tôi thì lúc nào cũng đắt như tôm tươi.

Chúng tôi bước vào thành. Thành La Mã hoang vắng, xác xơ.

Ta-nhi- a buồn bã nói:

– Mình cứ tưởng là chúng ta sẽ thấy rạp xiếc Cô-li-dây, các đấu sĩ nô lệ, những con sư tử, ấy thế mà…

Chúng tôi hiểu ngay người La Mã không biết nói tiếng ta. Họ chạy ngược chạy xuôi đi tìm người phiên dịch. Ở đây chỉ có mỗi một người biết nói tiếng ta thôi, nhưng không tài nào đánh thức anh ta dậy được.

 Mãi mới thấy người ta dẫn đến một que diêm còn đang ngái ngủ, cứ ngáp dài. Đấy là người phiên dịch.

Sau một hồi nghi thức đón tiếp, giới thiệu, Xê-va mới nêu ra được câu hỏi chính của chúng tôi:

–        Số Không có ở đây không?

–        Đề nghị nhắc lại, tôi chưa nghe ra, – người phiên dịch yêu cầu.

–        Tôi xin hỏi: Số Không có ở đây không?

Người phiên dịch mỉm cười khinh bỉ:

–        Số Không nào? Chắc các ngài muốn nói cái vòng tròn oắt con, chẳng biết sống ở A-ra-ben-la làm gì và chúng chẳng được tích sự gì? Không, ở đây chúng tôi không có số Không! Chúng hoàn toàn vô dụng. Vả lại có thánh mới phân biệt được đầu với chân của chúng. Người La Mã chúng tôi chỉ công nhận những đường thẳng thôi. Như thế rất tiện. Trông là biết ngay đầu đâu, chân đâu.

–        Thế nhưng nếu không có số không mà muốn viết một số , ví dụ mười, một trăm thì các ngài làm thế nào?

–        Toàn dùng que diêm cũng biểu diễn được tất.

–        Những số thật lớn cũng được ư? – Được chứ. Các ngài hãy xem đây.

Người phiên dịch vỗ tay một cái. Các binh sĩ que diêm đang đứng ở quảng trường lập tức xếp thành mấy hàng thẳng tắp.

Xê- va nhận xét:

–        Hệt như đồng diễn thể dục vậy.

–        Mỗi chiến binh là một số “ số Một” đấy, ngưởi phiên dịch giải thích. – Không hơn không kém. Nhưng với những số một này tôi có thể lập được bất kỳ số nào tùy ý. Tôi bảo họ biến thành số hai nhé. Một hai! – anh ta ra lệnh.

Các binh sĩ trên quảng trường liền xếp lại hàng thành từng cặp.

–        Trước mặt các ngài là hai số đấy. Xin tiếp tục một, hai, ba!

Trong chớp mắt các qe diêm đã xếp thành hành ba.

–        Đấy, số ba đấy, – người phiên dịch nói, Thế còn số Bốn thì sao? Ta-nhi-a hỏi.

–        Xin giới thiệu số năm của chúng tôi trước, người phiên dịch ra vẻ bí mật trả lời và lại hô khẩu lệnh.

Các que diêm lại xếp thành hàng đôi, đứng sát chân vào nhau và ưỡn người ra hai phía. Trông giống như chữ “V” vậy.

–        Bây giờ tạo ra số Bốn và số sau không có gì khó cả, – người phiên dịch tiếp tục. – Đặt một que bên trái số năm thì được số bốn: IV, đặt một que bên phải số năm thì được số sáu: VI.

–        Như thế có nghía, hoặc là năm trừ một, hoặc là năm cộng một. – Ta-nhi-a đoán, – Nếu một để ở bên trái tức là trừ, đặt ở bên phải tức là cộng.

– Tôi hiểu rồi – Ô-lếch thốt lên ; – Nếu đặt thêm hai que diêm vào bên phải số năm thì được số bảy, còn nếu đặt ba que diêm thì được số tám.

Chính chúng tôi cũng làm như vậy. Các ngài xem có đơn giản hay không? – người phiên dịch đắc chí nói.

– Thế thì tôi cũng biết tạo ra số 9 như thế nào cơ! – Xê va bèn tuyên bố.

Người phiên dịch nhìn cậu ta với vẻ diễu cợt:

– Có lẽ ngài định ghép bốn que với số năm chứ gì? Nhiều người bị nhầm như thế đấy. Thế nhưng, chúng tôi lại biểu diễn số chín theo cách khác. Chẳng là số 9 gần số 10 hơn. Cho nên đặt số một vào bên trái số 10 thì đơn giản hơn … Xin mời các ngài xem số 9!

– Nhưng các ngài biểu diễn số 10 như thế nào chứ? – Xê va nôn nóng hỏi.

Người phiên dịch ra hiệu, thế là các que diêm biến ngay thành những tay nhào lộn khéo léo. Một số năm “trồng cây chuối” giơ chân lên trời cho một số năm khác nhảy tót lên và cả hai tạo thành chữ X.

– Tài quá, – Xê va reo to.

– Đúng là đẹp và giản dị! – Người phiên dịch xác nhận. – Tiếp đó vẫn là quy tắc thông thường của chúng tôi: Số một ở bên trái là số chín IX, số một ở bên phải là số mười một XI. Rồi XII, XIII, XIV, XV, XVI, … Sau đó đến hai số mười là hai mươi XX, ba số mười là ba mươi XXX…

– Bốn số 10 là bốn mươi, – Xê va tiếp lời người phiên dịch.

– Khoan! Khoan! – người phiên dịch nói. – Tôi quên chưa nói để các ngài biết, ngoài các que ra chúng tôi còn bốn chữ cái La tinh: M, D, C và L.

M là số một nghìn, số lớn nhất của chúng tôi, vị thủ lĩnh của chúng tôi. Các phụ tá của ngài là: D – năm trăm, C – một trăm và L – năm chục.

Vậy bốn chục là năm chục trừ mười, tức là XL. Ví thử các ngài muốn có số 1663 – Người phiên dịch cúi rạp xuống để mời các chữ ra.

Phải chờ khá lâu vì các vị bô lão già nua đi lần từng bước. Vất vả lắm họ mới tạo được ra con số trên MDCLXIII.

– Các ngài xem, chúng tôi chẳng cần đến số không mà mọi việc vẫn trôi chảy! – Người phiên dịch nhận xét với một thâm ý.

– Theo ý tôi, làm thế là quá lâu và bất tiện, – Ta nhi a nói – Bây giờ tôi hiểu tại sao loài người không dùng các ngài nữa.

– Các ngài lầm rồi, – người phiên dịch trả lời, mặt đỏ gay vì công phẫn – Vừa mới hôm qua chứ có gì đâu, các ngài đã phải triệu chúng tôi đến nhân dị mừng thọ mọt nhà bác học kính yêu của các ngài thọ chín mươi tuổi đấy thôi! Suốt buổi lễ chúng tôi đã nghênh ngang ngự phía trên đoàn chủ tịch-  và nghe những bài diễn văn dài ca ngợi nhà bác học. Trong khi đó thì chính nhà bác học chốc chốc lại liếc nhìn chiếc đồng hồ gia bảo của mình, mà mặt số in toàn chữ  số La Mã. Rồi sau đó người ta tặng nhà bác học một bộ sách gồm các công trình của cụ in trên giấy đặc biệt. Và các ngài có biết không? Tất cả các chương trong sách đều in bằng chữ số La Mã cả, các ngài nghe rõ chứ, đều đề bằng chữ số La Mã cả.

–        Vâng với những ngày lễ, ngày kỷ niệm thì các ngài vẫn còn có thể dung đươc, Ta- nhi –a nhận xét, – nhưng làm các phép tính phức tạp mà dùng các ngài thì rất bất tiện. Bởi vì không thể cộng hay nhân các ngài theo cột được. Ây là tôi chưa nói đến phép chia đấy. Thế các ngài làm phép tính ấy thế nào?

Người phiên dịch giả tảng như không nghe thấy Ta-nhi-a nói gì. Anh ta ngáp một cái thật dài.

Cũng chẳng còn gì để xem trong cái thành phố này nữa nên chúng toi từ giã người phiên dịch. Hai bên chia tay nhau khá lạnh nhạt.

Rõ rang là mọi người đều giận chúng tôi, bởi vì ngay cả mụ sói già cũng quay lưng lại khi chúng tôi bước xuống cầu, còn con ngỗng thì tức giận ra mặt.

Cô bé số Bốn cài nơ vẫn đứng chờ chúng tôi ở cổng.

Ta-nhi- a ôm chầm lấy cô bé:

–        Bạn đẹp quá chừng ! Còn lũ que diêm ấy mới chán làm sao!

–        Thế có nghĩa là các bạn không thích họ chứ gì?- số Bốn vui hẳn lên. – Phải thú thực rằng tôi rất mừng về chuyện này. Chẳng việc gì phải cãi nhau với họ. Các bạn sẽ còn gặp lại họ đấy.

–        Đối với mình chữ số Ả Rập là quá đủ rồi! – Xê- va nói, – Mình không muốn hiểu con người nghĩ thêm ra những số khác làm gì kia chứ?

–        Nhiều dân tộc đã từng có những chữ số riêng của họ.- Số Bốn trả lời. – ngày may phần lớn các chữ số ấy đã mai một, các bạn chẳng còn gặp ở đâu được nữa.

–        Những chữ số ấy thế nào nhỉ ? Ta-nhi- a tò mò hỏi

–        Các bạn có muốn xem không?…Cách đây không xa người ta đang tiến hành những quộc khai quật khảo cổ. May ra chúng ta xem được một cái gì đó lý thú chẳng?

–        Chưa chừng số Không nấp ở đấy cũng nen, – bọn trẻ đoán già, đoán non.

–        Ôi! Số Bốn thở dài, số Không cũng chẳng ở đấy được đâu. Nhưng ta cứ đi. Cũng chẳng xa gì mà lại rất lý thú nữa là khác.

Chúng tôi đồng ý đi, trong lòng rất phấn khởi, bởi vì đây là một cuộc tham khảo cổ học đầu tiên của chúng tôi.